Với hơn 70% thành phần là các loại đường, nước mía được xem là thức uống giàu năng lượng cho phụ nữ mang thai. Thậm chí có người còn sử dụng nước mía như một thực phẩm chủ yếu hàng ngày. Liệu nước mía có thật sự tốt cho mẹ bầu? Cùng tìm hiểu một chút nhé!
**1/ Những lợi ích khi bà bầu ăn mía**
– Bổ sung năng lượng ngay lập tức: Với 70% thành phần là các loại đường, mía được xem là loại thực phẩm giàu năng lượng cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, uống nước mía khi mang thai cũng là cách đơn giản để bổ sung nước cho cơ thể, giúp bù đắp lượng nước mất đi trong những hoạt động hằng ngày.
– Kiểm soát lượng đường trong máu: Không giống như suy nghĩ của nhiều người, hàm lượng đường cao trong mía không gây nhiều nguy hiểm cho mẹ bầu bị tiểu đường, mà còn giúp ổn định lượng đường trong máu một cách hiệu quả. Bởi đường mía tự nhiên có chỉ số đường huyết (chỉ số glycemic) thấp, sẽ giúp ngăn chặn sự gia tăng nồng độ glucose máu khi tiêu thụ ở mức vừa phải.
– Xây dựng nền móng protein vững chắc: Được biết đến như một loại thực phẩm chứa nhiều protein lành mạnh, mía giúp xây dựng, củng cố các mô trong cơ thể, vận chuyển ô-xy trong máu, và giữ cho các cơ quan hoạt động một cách nhịp nhàng. Đặc biệt, mẹ bầu nên chú ý bổ sung thêm nhiều protein cho cơ thể trong giai đoạn 3 tháng giữa và cuối thai kỳ.
– Hạn chế nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu: Uống nước mía là một trong những giải pháp tuyệt vời cho mẹ bầu trong những trường hợp này. Nước mía không chỉ giúp loại bỏ những loại vi khuẩn có hại đang “nhập cư bất hợp pháp” mà còn chứa nhiều vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng và phòng chống các loại bệnh.
– Ngăn ngừa táo bón hiệu quả: Mía là một lựa chọn thích hợp cho những mẹ bầu thường xuyên bị hành hạ bởi chứng táo bón. Không chỉ chứa nhiều kali, loại thuốc “đặc trị” táo bón, mía còn cung cấp một lượng chất xơ đáng kể, giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa tốt hơn.
– Bí quyết chống nghén hiệu quả: Bạn đã từng nghe bài thuốc ngăn ngừa ốm nghén từ nước mía. Trộng 150 ml nước mía với một ít nước gừng rồi chia nhỏ ra uống 2-3 lần/ ngày, liên tục trong nhiều ngày. Rất hiệu nghiệm đấy nhé!
– Vệ sinh răng miệng: Do chứa một hàm lượng khoáng chất dồi dào, ăn mía không chỉ giúp mẹ bầu làm sạch răng, mà còn ngăn ngừa tình trạng hôi miệng hiệu quả. Sau khi ăn, chỉ cần “tráng miệng” một khúc mía là đủ, bầu nhé!
**2/ Lưu ý khi uống nước mía**
\- Không nên xem nước mía như một thực phẩm chủ đạo hàng ngày. Cơ thể mẹ cần bổ sung thêm rất nhiều chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau để đảm bảo cơ thể có đầy đủ dưỡng chất cung cấp cho thai nhi. Nên uống thêm nước dừa, nước trái cây khác nhé
\- Nên chọn mua nước mía ở những nơi có khách bán mới xay vì nước mía để quá lâu hoặc bảo quản trong điều kiện không thích hợp thì rất dễ là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, có thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn.
\- Bà bầu chỉ nên uống tối đa 3 lần/tuần vì mía có tính lạnh và hàm lượng đường rất cao nên những người tỳ vị hư yếu, hay đầy bụng đi lỏng và tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ hoặc béo phì vì cơ thể thừa năng lượng.
\- Thay vì uống nước mía, bà bầu có thể mua mía cây về ăn sẽ đảm bảo vệ sinh hơn
\- Một số mẹ bầu cho rằng uống nhiều nước mía sẽ tránh nguy cơ bị thiếu ối. Nhưng trên thực tế, có nhiều cách để cải thiện tình trạng thiếu ối. Do đó, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về vấn đề này, không nên bổ sung nước mía thay nước lọc nhé!