Kiến thức về Sự phát triển của thai nhi  &  Dinh dưỡng thai kì cho mẹ bầu

Trọn bộ KIẾN THỨC DINH DƯỠNG THAI KÌ chuẩn khoa học, chế độ ăn VÀO CON KHÔNG VÀO MẸ cho mẹ bầu 

 Danh mục các sản phẩm CHĂM SÓC SỨC KHOẺ VÀ MỸ PHẨM AN TOÀN dành riêng cho mẹ bầu

Theo dõi SỰ PHÁT TRIỂN THAI NHI & thay đổi của mẹ theo từng ngày 

Sự phát triển thai nhi
35 tuần tuổi?

1/ Em bé của bạn sẽ phát triển như thế nào?
Vào tuần này, bé có kích thước cỡ một quả dưa lưới, đã dài hơn 46cm và nặng khoảng 2,4kg. Thận của bé đã phát triển đầy đủ, gan của bé cũng có thể sản xuất chất thải. Hầu hết các phát triển về thể chất đều đã hoàn tất, bé sẽ dành vài tuần tiếp theo để tăng cân. Tử cung giờ đã không có nhiều chỗ để bé cử động và bé cũng không định nhào lộn gì nữa trong chiếc tổ mềm mại ấm cúng này, nhưng số lần bé đạp thì vẫn như cũ.

2/ Sự thay đổi của mẹ như thế nào?

Tử cung của bạn, vốn nằm khuất hẳn bên trong xương chậu khi thụ thai, nay đã chạm đến khung xương sườn. Tử cung phồng lên chèn ép các cơ quan nội tạng khác là lý do bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn, có thể phải đối mặt với chứng ợ nóng và các vấn đề về đường tiêu hóa. Chỉ một số ít những phụ nữ mang thai may mắn không phải vật lộn với những phiền toái này.

Thời điểm này, bạn nên bắt đầu đi khám hàng tuần. Trong khoảng thời gian từ bây giờ đến tuần thai thứ 37, bác sĩ sẽ kiểm tra liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) trong âm đạo và ruột thẳng của bạn (các bác sĩ sẽ kiểm tra bằng loại tăm bông cỡ thông thường và không gây đau).

GBS thường vô hại đối với người lớn, nhưng nếu đang tồn tại trong cơ thể bạn và truyền sang cho bé trong quá trình sinh. Có đến khoảng 10-30% thai phụ có loại vi khuẩn này mà không biết nên việc kiểm tra này là rất quan trọng. Vi khuẩn tự đến và tự đi – đó là lý do vì sao bạn không được kiểm tra trong giai đoạn trước của thai kỳ. Nếu bạn có GBS, bạn sẽ được cho uống kháng sinh IV trong quá trình sinh, có tác dụng giảm đáng kể nguy cơ bé bị nhiễm trùng.y nên những biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm phổi, viêm màng não hoặc nhiễm trùng máu. Đây cũng là thời điểm tốt để bạn lên kế hoạch sinh.

3/ Lưu ý trong tuần

- Nắm rõ kết quả xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B, thông báo để bác sĩ chuẩn bị kháng sinh
- Tìm hiểu và nắm rõ những dấu hiệu chuyển dạ (rỉ nước ối, ra máu, đau bụng từng cơn..)
- Theo dõi nếu có các dấu hiệu sốt cao, đau đầu dữ dội, mờ mắt cần gọi cho bác sĩ ngay
- Theo dõi hoạt động của con, ghi lại số lần đạp
- Tranh thủ ngủ được lúc nào hay lúc đấy (vì bé sẽ quậy liên tục trong thời gian này)
- Duy trì dinh dưỡng đa dạng, ăn nhiều rau xanh và chất xơ
Dinh Dưỡng Thai kì
Lagumi Essence of Nature

Kinh nghiệm chuẩn bị đồ đi sinh và những thông tin cần thiết?

Khi đi sinh, nhiều mẹ bầu thường đem theo một túi đồ rất nặng và lỉnh kỉnh. Có những thứ cần thiết mang theo khi sinh, nhưng cũng có những thứ hoàn toàn không cần thiết. Một lời khuyên hữu ích dành cho các chị em là nên chuẩn bị trước túi đồ, đến ngày trở dạ là có thể sẵn sàng đi ngay mà không cần mất thời gian. Để làm tốt điều này, các mẹ nên lên một danh sách những thứ cần thiết nhất để tránh xếp đồ quá "tham" mà vẫn có thể bỏ sót những đồ dùng cực cần thiết cho mẹ và bé. Hãy xem xem mẹ cần "đóng gói những gì nào.

**Các giấy tờ cần thiết**

- Tất cả các loại hồ sơ, sổ khám thai, kết quả xét nghiệm, siêu âm kể từ ngày bắt đầu đi khám thai để bác sĩ có thể xem lại lịch sử phát triển của thai nhi. Những giấy tờ này sẽ giúp bác sĩ đánh giá đúng hơn tuổi cũng như các tình trạng khác của thai, bệnh lý của mẹ.

- Các giấy tờ tùy thân như chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu, bảo hiểm y tế. Nên photocopy sẵn hai bản và mang theo cả bản gốc đề phòng trường hợp bệnh viện yêu cầu.

- Tiền để đóng phí tạm ứng và chi tiêu những khoản phát sinh khi nằm viện.











**Đồ dùng cho mẹ**

- Trang phục: mẹ nên mang áo có nút và váy rời. Khi sinh, các sản phụ sẽ mặc trang phục của bệnh viện nhưng sinh xong mẹ được phép mặc đồ của mình mang theo. Nếu mẹ mang quần sẽ không tiện cho việc thăm khám, khi đó mẹ sẽ phải mặc váy của bệnh viện. Mẹ nhớ mang thêm 1-2 bộ quần áo dành mặc khi xuất viện.
- Đồ vệ sinh cá nhân: bàn chải, kem đánh răng, khăn mặt, lược chải đầu...
- Băng vệ sinh: băng vệ sinh thường (3 chiếc) dùng khi chuyển dạ, bỉm cho mẹ (5 chiếc) dùng cho hai ngày đầu sau sinh, băng vệ sinh dày (1 gói) dùng cho hai ngày tiếp theo.
- Quần lót và áo ngực cho con bú: tốt nhất là mẹ nên mang theo quần lót giấy, sử dụng một lần.
- Miếng lót thấm sữa phòng khi sữa chảy nhiều, rỉ sữa.
- Dụng cụ hút sữa phòng khi chưa thể cho con bú trực tiếp.
- Một chiếc gối mềm dành khi cho con bú hay khi mẹ cần nghỉ ngơi.
- 2-3 chai nước lọc, sữa tươi để bổ sung năng lượng khi mẹ đói giữa đêm khuya.
- Các đồ dùng khác như: Son dưỡng môi. Sau sinh nở, sản phụ thường bị mất nước, da sẽ trở nên khô ráp, môi nứt nẻ. Vì vậy, một thỏi son dưỡng môi sẽ là "cứu cánh" cho vẻ ngoài của mẹ sau sinh. Ngoài ra mẹ cũng có thể mang thêm mặt nạ mắt, nút tai nếu mẹ dễ bị tỉnh giấc bởi tiếng động, vật dụng này sẽ giúp mẹ có giấc ngủ ngon ở nơi ồn ào, đông người như bệnh viện.

**Đồ dùng cho bé**

- Quần áo trẻ sơ sinh (vài bộ). Khi ở viện, thường thì bé sẽ dùng tất cả đồ của bệnh viện nhưng để đề phòng trường hợp bé thường xuyên tè, ị, mẹ vẫn nên chuẩn bị thêm đồ từ nhà mang đi.
- Chăn cho bé. Mặc dù ở viện ấm áp nhưng mẹ vẫn nên đắp riêng chăn cho bé kẻo khi mẹ rời giường, bé có thể bị lạnh.
- Tã lót: Trẻ sơ sinh có thể tè 12 lần trong ngày. Mẹ nhớ chuẩn bị tã giấy loại dùng cho trẻ sơ sinh, tã vải loại dán hoặc tã chéo.
- Băng rốn: 4-5 cái.
- Mũ, bao tay chân: khoảng 5 bộ. Bao tay chân của bé mẹ nhớ lộn trái, cắt hết những sợi chỉ thừa. Đã từng có trường hợp bé bị chỉ thừa của những bao tay chân này quấn quanh tay siết chặt dẫn đến hoại tử ngón tay.
- Khăn sữa: khoảng 20 chiếc để lau cho bé và lau vú cho mẹ.
- Các đồ dùng khác: rơ lưỡi, dụng cụ lấy ráy tai cho bé, tấm lót chống thắm, kem chống hăm, ly nước nhỏ và muỗng inox dành cho trẻ sơ sinh. Mẹ chú ý không được dùng những muỗng mỏng có thể làm rách miệng của bé.

**Đồ dùng dành cho người thân**

Không chỉ có mẹ mà gia đình đều rất lo lắng, hồi hộp cho cuộc sinh. Có thể là bố hay bà ngoại bé...sẽ chăm sóc mẹ và bé trong những ngày lưu lại bệnh viện sau sinh. Hãy chuẩn bị một số vật dụng để dành cho "hậu phương vững chắc" nhé:

- 1-2 bộ quần áo để thay đổi.
- Đồ dùng cá nhân: bàn chải, kem đánh răng, khăn mặt...
- Dép đi trong nhà.
- Thức ăn nhẹ phòng khi đói bụng giữa đêm khi chăm sóc hai mẹ con.
- Máy ảnh, máy quay, điện thoại di động... để lưu lại những khoảnh khắc quý giá khi đón bé yêu chào đời.
Dinh Dưỡng Thai kì
Lagumi Essence of Nature
Serum Lagumi Super HA là 1 trong những dòng serum lành tính giúp da cấp ẩm chuyên sâu tốt nhất. 1 giọt serum chứa hàng triệu phân tử HA đa kích thước  siêu giữ nước. Khi thoa trên da, HA thấm sâu vào các tầng biểu bì và trung bì, phát huy hiệu quả cấp nước, dưỡng ẩm tối đa nhất.
Serum Super HA được chiết xuất từ các thành phần lành tính: Lô hội, Dưa leo, Vitamin B3 và Allantoin.
Giá 1 Lọ Serum Lagumi Super HA 30ml: 500.000 ₫

Water, D-Panthenol, Aloe Barbadensis Leaf Extract Calendula officinalis Extract, Squalane, Glycerin, Caprylic/Capric Triglyceride, Sodium acrylate/Sodium Acryloyldimethyl taurate copolymer, Isohexadecane, Polysorbate 80, Sodium Carbomer, Ethylhexylglycerin, Phenoxyethanol, Propylene Glycol, Niacinamide, Centella Asiatica Leaf Extract, Glycyrrhiza Glabra, (Licorice) Root Extract, Allantoin, Alpha-Arbutin, Hyaluronic Acid, Citrus Aurantium Dulcis, (Orange) Peel Oil